Trong quá trình giảng dạy, việc truyền đạt kiến thức không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin mà còn cần phải khuyến khích học viên tự tìm tòi và ghi nhớ một cách chủ động. Phương pháp gợi ý để học viên tự nói, tự nhớ kiến thức là một trong những phương pháp hiệu quả nhằm nâng cao sự chủ động và hiểu biết của học viên. Bằng cách sử dụng các gợi ý trực quan và tình huống cụ thể, giáo viên tại AIO có thể giúp học viên phát triển khả năng tư duy và ghi nhớ lâu dài.
Phương pháp gợi ý là gì?
Phương pháp gợi ý CCQ (Concept checking question) là một kỹ thuật giảng dạy trong đó giáo viên không trực tiếp cung cấp đáp án cho học viên mà sử dụng các gợi ý và chỉ dẫn để khuyến khích học viên tự suy nghĩ và tìm ra câu trả lời. Phương pháp này giúp học viên phát triển kỹ năng tư duy độc lập, tăng cường khả năng ghi nhớ và hiểu sâu kiến thức thông qua quá trình tự khám phá và liên kết thông tin.
Cách thức áp dụng phương pháp gợi ý
Để áp dụng Phương pháp gợi ý GV cần chuẩn bị trước các cách gợi ý phù hợp với từng kiến thức. Cách đơn giản nhất là dùng HÌNH ẢNH và NGÔN NGỮ HÌNH THỂ. Đối với các khái niệm trừu tượng hơn, GV dùng TÌNH HUỐNG để mô tả.
Một số gợi ý dành cho GV khi áp dụng phương pháp gợi ý:
1. Khuyến khích học viên bằng câu hỏi gợi mở:
Sử dụng các câu hỏi như "Em nghĩ đáp án là gì?", "Em đoán xem!", "Em thử lại xem." để tạo điều kiện cho học viên suy nghĩ và tham gia vào quá trình tìm kiếm câu trả lời. Các câu hỏi này giúp học viên cảm thấy được khích lệ và chủ động hơn trong việc tìm hiểu kiến thức.
2. Đưa ra gợi ý gần đáp án hơn:
- Khi học viên gặp khó khăn trong việc tìm ra đáp án, giáo viên có thể cung cấp những gợi ý gần hơn với đáp án chính xác. Ví dụ, sử dụng các câu trả lời tương tự hoặc yêu cầu học viên điền vào chỗ trống.
- Ví dụ: Đối với môn ngoại ngữ hệ chữ Latinh, giáo viên có thể sử dụng gợi ý như D_ _ _ _R để học viên đoán ra từ DOCTOR.
3. Cung cấp đáp án khi cần thiết:
- Nếu học viên vẫn không thể tìm ra đáp án sau khi đã được gợi ý bằng nhiều cách khác nhau, giáo viên nên cung cấp đáp án để không làm gián đoạn quá trình học tập và giải tỏa áp lực tâm lý cho học viên..
- Sau đó, giáo viên có thể kiểm tra lại kiến thức này vào cuối giờ học hoặc buổi học sau để đảm bảo học viên đã nắm vững.
Kiểm tra mức độ nắm bài của học viên
- Sử dụng câu hỏi kiểm tra khái niệm (CCQ) để hỏi lại học viên, nhằm xác định mức độ hiểu bài.
- Tránh hỏi học viên "Em hiểu bài chưa?", "Em có hiểu không?" vì có thể khiến họ mất bình tĩnh hoặc không dám hỏi lại.
- Các loại câu hỏi kiểm tra khái niệm thường được dùng trong lớp học tại AIO bao gồm:
- Câu hỏi Biết
- Câu hỏi Hiểu
- Câu hỏi Vận dụng
- Câu hỏi Phân tích
- Câu hỏi Tổng hợp
- Câu hỏi Đánh giá
Phương pháp gợi ý không chỉ giúp học viên tự khám phá và ghi nhớ kiến thức một cách chủ động mà còn phát triển khả năng tư duy và giải quyết vấn đề. Bằng việc sử dụng các gợi ý trực quan và kiểm tra mức độ hiểu biết một cách khéo léo, giáo viên có thể tạo ra một môi trường học tập tích cực và hiệu quả. Việc áp dụng đúng phương pháp này mang lại nhiều lợi ích và nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập tại AIO.